Monday, November 04, 2024
Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và mỗi cấp độ thì điều trị khoảng mấy ngày?

Bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và mỗi cấp độ thì điều trị khoảng mấy ngày?

Trong thời đại mà thông tin y tế trở nên dễ dàng tiếp cận qua mạng internet, nhiều người có xu hướng tự tìm kiếm và áp dụng các biện pháp chữa trị mà không cần đến sự tư vấn từ chuyên gia y tế. Hiểu rõ sự cần thiết của kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe, tôi đã tạo ra website này với mong muốn chia sẻ những thông tin hữu ích về các bệnh thường gặp mà bạn và gia đình có thể phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. Những thông tin mà tôi cung cấp đều được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.

Tuy nhiên, điều quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là, thông tin trên website này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tự ý điều trị dựa trên những thông tin thu thập từ internet có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Do đó, tôi khuyến cáo bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nhận sự tư vấn chính xác. Bác sĩ sẽ có khả năng đánh giá tổng thể về tình trạng sức khỏe của bạn, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Việc dựa vào ý kiến chuyên môn sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm trong việc tự chẩn đoán và điều trị, bảo vệ sức khỏe của bạn một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Chào bác sĩ, cho em hỏi bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ và mỗi cấp độ thì điều trị khoảng mấy ngày là khỏi ạ?
 

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bệnh tay chân miệng phân chia làm 4 cấp độ bệnh:

Độ 1: Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng, nổi hồng ban, ít tổn thương da. Đây được xem là thể nhẹ.

Độ 2: Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

- Độ 2a: Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút không ghi nhận lúc khám bệnh; sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

- Độ 2b: Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

+ Nhóm 1: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo một số dấu hiệu như ngủ gà; nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt); trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

+ Nhóm 2: Trẻ có một trong các biểu hiện: run chi, yếu chi hay liệt chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, nuốt sặc, thay đổi giọng nói, rung giật nhãn cầu, lác mắt.

Độ 3: Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng như mạch nhanh  > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).

- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú, huyết áp tăng.

- Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.

- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm)

- Tăng trương lực cơ.

Độ 4: Bệnh tay chân miệng xuất hiện triệu chứng sốc:

- Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0...)

- Phù phổi cấp, tím tái

- Ngưng thở, thở nấc.

Tay chân miệng là bệnh do virus gây nên, do đó không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng như: khi trẻ sốt cao từ 38.5 độ C trờ lên thì phải lau mát hạ nhiệt, cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt, uống nhiều nước. Sớm đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Nhi khám và điều trị cho trẻ.

Thân mến.

Sau khi chia sẻ với bạn những thông tin về các bệnh thường gặp, tôi hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn. Việc nắm bắt được các triệu chứng ban đầu và có một cái nhìn tổng quan có thể giúp bạn nhanh chóng nhận diện những dấu hiệu bất thường, từ đó kịp thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, những thông tin mà tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý điều trị mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Vì vậy, lời khuyên chân thành nhất từ tôi là bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để được thăm khám và tư vấn một cách chính xác. Các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Sức khỏe là tài sản quý giá nhất mà chúng ta có, và việc chăm sóc sức khỏe đúng cách là vô cùng quan trọng. Tôi hy vọng rằng với sự kết hợp giữa kiến thức từ trang web và sự tư vấn từ các chuyên gia y tế, bạn sẽ có thể bảo vệ và duy trì sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc và tìm hiểu, và chúc bạn luôn mạnh khỏe và bình an trong cuộc sống.

bệnh thường gặp

Website tổng hợp các bệnh thường gặp ở người lớn, trẻ em

© Hỏi đáp bệnh thường gặp online. All Rights Reserved. Designed by benhthuonggap.motnoi.com